Ăn chân gà có béo không? Có độc hại không?
Những món ăn vặt chế biến từ chân gà là món ăn được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là cách bạn trẻ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn khi sử dụng thực phẩm này. Vậy ăn chân gà có béo không? Có độc hại không? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
1. Chân gà – món ăn vặt đường phố được nhiều người ưa chuộng
Chân gà từ lâu đã là món ăn được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là tại những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indooesia.. Món ăn đường phố này đã trở lên khá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.
Chân gà được chế biến theo nhiều cách khác nhau như chân gà nướng, chân gà rang muối, chân gà xả ớt hay chân gà luộc.. Mỗi cách chế biến lại có hương vị đặc trưng và cách chế biến riêng.
2. Ăn chân gà có béo không?
Mặc dù là món ăn được yêu thích song rất nhiều người băn khoăn “Ăn chân gà có béo không?”. Để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, bài viết dưới đây xin chia sẻ thành phần dinh dưỡng của chân gà.
Về vấn đề này, chuyên gia sức khỏe Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ :Da chân gà chứa collagen là một loại protein dính như keo; các acid amin: prolin, glycin, hydrosiprolin, argynin, glycin. Gân gà có các bó sợi collagen chiếm 80%, elastin, tế bào và chất nền gồm chondroitin, proteoglycan và glucoprotein.
Ăn chân gà có béo không? Có độc hại không?
Xương chân gà có hydroxyapatite ở phần xương bên trong có tác dụng làm chắc khỏe cho lớp xương bên ngoài, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích.
Cẳng chân gà có nhiều xương mềm, nhiều mỡ không dùng làm thuốc nhưng lại được các nhà hàng, quán nhậu thích mua để chế biến các món nhắm mồi cho bia rượu như: chân gà nướng mật ong, chân gà nướng ngũ vị, chân gà hấp hành, chân gà luộc…
Vậy ăn chân gà có béo không? Thực tế, ăn chân gà có béo hay không phụ thuộc vào cách ăn và cách chế biến. Nếu biết chế biến đúng cách và sử dụng hợp lý thì chân gà không béo mà còn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chân gà, đặc biệt là dạng chế biến chiên, nướng thì không những gây tăng cân mà còn có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn nên có kế hoạch chế biến và sử dụng chân gà phù hợp.
3. Ăn chân gà có độc hại không?
Bên cạnh ăn chân gà có béo không thì ăn chân gà có độc hại không là vấn đề mà nhiều người quan tâm.
Theo những chuyên gia sức khỏe, chân gà là bộ phận tiếp xúc nhiều với môi trường bẩn, có khả năng nhiễm bệnh cao, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Trường hợp chân gà không được bảo quản tốt sẽ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc sử dụng chân gà nướng có nguy cơ tiềm ẩn cao các hóa chất độc hại, nhấ là những món chân gà được bày bán tại vỉa hè. Ngoài ra, chân gà nướng được nướng trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ nhỏ xuống than hồng bốc cháy sẽ tạo ra các phân tử hydrocarrbure thơm đa vòng, có thể gây ung thư. Khi hợp chất này biến thành chất độc sẽ dẫn đến tình trạng ung thư thực tràng.
Ăn chân gà có độc hại không?
*** Xem thêm: Chân gà luộc – những tác dụng bất ngờ có thể bạn chưa biết
Đặc biệt, việc sử dụng chân gà bị nhiễm hóa chất có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính. Ngộ độc cấp tính thường thấy là viêm đường tiêu hóa, ruột, dạ dày.. Ngộ độc mãn tính có tể gây biến đổi tế bào ung thư, suy thận, suy gan..
Chính vì thế, cần đặc biệt lưu ý khi ăn những món ăn từ chân gà. Nên mua và sử dụng chân gà tại những cửa hàng có uy tín, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng hay mua tại các siêu thị lớn.
4. Tham khảo một số lợi ích của chân gà
Không chỉ là món ăn vặt hấp dẫn, chân gà còn được sử dụng như một loại thuốc bổ. Bạn có thể gừng tươi đã giã nát đem bóp với chân gà , ướp trong khoảng 30 phút rồi cho thêm muối và bột canh sao cho vừa miệng.
Sau đó dùng lạc nhân: 100 gr chân gà thì cần 30 gr lạc nhân, đem rửa sạch rồi ngâm trong nước 14 tiếng sau đó cho lên trên chân gà. Sau khi ướp xong, dùng nồi áp suất để đun .Khi nồi bắt đầu xì hơi thì hạ nhỏ lửa, đun tiếp ở nhiệt độ sôi trong vòng 45 phút. Đun trong khoảng thời gian như vậy vừa đủ làm cho chân gà nhừ, khi đã tắt bếp thì hãy để thêm 15 phút nữa rồi mới xả van.
Bên cạnh đó, chân gà cũng được sử dụng để chữa run tay chân và đi không vững. Lấy các vị thuốc: 8 gr ngũ gia bì, 8 gr thạch xương bồ, làm thành mảnh vụn và ngâm trong 300 ml nước nóng 800C, giữ ấm trong khoảng 4- 5 tiếng. Sau đó cho chân gà đã hầm và collagen vào cùng với các vị thuốc này, sắc thêm 15 phút nữa là dùng được. Ngoài ra, chân gà cũng được sử dụng để chữa một số bệnh khác như đau lưng, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa hay thoái hóa cột sống. Đây được xem là những bài thuốc hữu ích được nhiều người chọn lựa.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn chân gà có béo không, có độc hại không. Hi vọng Azora đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.