Gà uống thuốc bao lâu thì thịt được? Gà kỵ với những món gì?
Các nhà khoa học khuyến cáo, gia cầm nói chung và gà nói riêng mới tiêm vacxin 1-2 ngày mà ăn ngay sẽ không tốt cho sức khỏe. Vậy gà uống thuốc bao lâu thì thịt được? Câu trả lời sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
1. Gà uống thuốc bao lâu thì thịt được?
Theo văn bản chỉ đạo của Cục Thú y, sau khi tiêm vacxin cho gia cầm khoảng 28 ngày thì mới sử dụng an toàn được, không kể mũi tiêm thứ nhất, thứ hai.
Vậy trong 28 ngày ăn phải thịt gà tiêm vacxin sẽ gây ra vấn đề khi? Tại các tổ chức quốc tế và nhà sản xuất khẳng định ăn thịt gà giai đoạn này không gây ảnh hưởng nhiều với sức khỏe. Nhưng tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về sự ảnh hưởng của vacxin gia cầm đối với con người.
Sự ảnh hưởng trực tiếp như ngộ độc, chết người thì không có. Thực tế, mỗi liều vacxin rất nhỏ, nếu tiêm vào gia cầm vẫn sống khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu ăn thịt gà chưa đủ 28 ngày thì dưới tác động của men tiêu hóa, thịt gà được nấu chín sẽ rất hạn chế ảnh hưởng sự hấp thu trong cơ thể.
Không chỉ vậy, một người không dễ gì ăn hết cả con gà nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Thường vacxin khi vào gia cầm không lan tỏa toàn bộ mà khu trú 1 chỗ.
Dẫu vậy, để hạn chế sự ảnh hưởng của vaxin tối đa thì nhà sản xuất và khoa học khuyến cáo chỉ nên ăn gia cầm sau khi tiêm khoảng 28 ngày để vacxin có thời gian phân hủy. Điều đó tương tự với việc gà uống thuốc thì sau 28 ngày cùng mới được thịt.
>>> Xem thêm: Bật mí 2 cách làm món gà nấu lá giang thơm ngon tại nhà
2. Làm sao để phân biệt gia cầm đã tiêm đủ 28 ngày?
Việc tiêm gia cầm thường quy định tiêm vào vị trí lườn hoặc dưới da cổ gia cầm. Trường hợp chưa phân hủy hết vacxin, nghĩa là chưa đủ 28 ngày thì vị trí tiêm vacxin bị viêm nhẹ, màu sắc biến đổi từ vàng hồng sang thâm, tím.
Do vậy, nếu mua gà về thì bạn hãy kiểm tra vị trí lườn và cổ xem có dấu hiệu bất thường trên không. Và chỉ cần bỏ phần thịt biến sắc đi thì vẫn có thể ăn bình thường.
3. Những thực phẩm kỵ với thịt gà
3.1. Thịt chó
Trong Đông y, thịt gà có tính cam ôn nên kiêng ăn với thịt chó bởi cũng cam ôn đại nhiệt. Nếu ăn chung hai thứ này sẽ bị nhiệt sinh ra đi kiết. Cần phải uống nước cam thảo mới khỏi.
3.2. Hành tỏi
Ăn thịt gà cần phải kiêng các loại gia vị như hành, tỏi và rau cải. Bởi hành tỏi có tính đại nhiệt còn rau cải cam hàn. Các thứ đó nếu được ăn chung với nhau sẽ sinh ra kiết lị. Đây là những thực phẩm đại kỵ mà thịt gà không được ăn chung. Có thể nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi tình trạng này.
3.3. Rau thơm
Thịt gà thuộc phong mộc, khi ăn chung với rau thơm sẽ động đến can phong. Đây là nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Trước hợp nếu ăn phải thì nên uống nước cam thảo sẽ khỏi ngay.
3.4. Cá chép
Thịt gà ăn kiêng với cá chép bởi trong thịt gà có tính cam ôn còn cá chép là tính cam hàn. Nếu ăn chung hai thứ này thì bạn sẽ nổi mụn nhọt trên người.
Mặt khác, cá chép có tính bình trong khi thịt gà tráng dương sẽ rất lợi tiểu. Khi kết hợp 2 món này sẽ có mùi vị không ngon và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
3.5. Cá diếc
Cá diếc là món ăn khá quen thuộc với mỗi gia đình. Nhưng theo khuyến cáo thì không nên ăn chung thịt gà. Bởi cá diếc có tính nóng với công dụng lợi tiểu. Trong khi đó thịt gà có tính ôn, tốt cho hệ tiêu hóa và khí huyết.
Về mùi vị và tính năng của hai món này đều không hợp nhau. Không chỉ vậy, chúng đều chứa enzym, kích thước tố với axit amin nên khi ăn chúng sẽ gây ra phản ứng hóa học không có lợi cho sức khỏe.
>>> Xem thêm: Top 4 địa điểm có món gà phô mai ăn là nghiện tại Hà Nội
3.6. Muối vừng (muối mè)
Như đã biết, thịt gà thuộc phong mộc, nếu ăn chung muối mừng sẽ đông đến can phong và khiến cho người dùng bị chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nếu gặp phải tình trạng này thì nấu nước cam thảo dùng sẽ hết nhanh chóng.
Bài viết trên đây giúp bạn giải đáp thông tin gà uống thuốc bao lâu thì thịt được. Đồng thời biết cách phối hợp thịt gà với những món ăn khác mà không ảnh hưởng sức khỏe. Chúc bạn thành công!